Hotline

Các bệnh thường gặp ở mèo như bệnh đường hô hấp, bệnh giảm bạch cầu, ký sinh trùng đường ruột,… là những căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi của mèo. Nếu bạn đang nuôi bé mèo thì nhất định không được bỏ qua những thông tin quan trọng như triệu chứng bệnh, cách điều trị và thời gian phụ hồi của các loại bệnh hay gặp ở mèo dưới đây nhé!

1. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở mèo

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của mèo con. Tác nhân của nó là nhiều loại vi rút và vi khuẩn. Trong đó, Feline Calicivirus (FCV) và Feline Herpesvirus (FHV) chiếm đa số các trường hợp. Những vi rút này có thể lây từ mèo sang mèo qua đường hô hấp, hắt hơi hoặc ho.

  • Triệu chứng bệnh

Tuỳ vào nguyên nhân và vị trí nhiễm bệnh khác nhau mà mèo sẽ có triệu chứng khác nhau. Biểu hiện đặc trưng nhất là hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi kèm mủ vàng. Nếu mèo con có dấu hiệu khó thở hoặc biếng ăn thì tức là tình hình đã trở nên nghiêm trọng.

  • Cách điều trị

Nếu thấy mèo ăn uống, sinh hoạt và thở bình thường thì bạn có thể đợi đến ngày hôm sau. Trường hợp nặng hơn, hãy đưa mèo đến viện thú y ngay lập tức. Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mèo rất khó điều trị. Đặc biệt là đối với virus có tính lan truyền cao vì chưa có thuốc phòng chống hiệu quả.

  • Thời gian phục hồi

Sau năm đến bảy ngày, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mèo sẽ có xu hướng suy giảm. Một số bé mèo có thời gian hồi phục lâu hơn. Tuy nhiên vẫn không nên chủ quan. Nếu mèo bị nhiễm FHV, khả năng chúng sẽ mang virus này trong người suốt đời. Mèo vẫn có thể truyền bệnh sang mèo khác, thậm chí là tái phát bệnh.

2. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu hay còn gọi là Viêm ruột truyền nhiễm, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mèo. Nó được coi là “án tử” đối với mèo, đặc biệt là mèo con với hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Đây có thể coi là một trong các bệnh thường gặp ở mèo nguy hiểm bậc nhất.

Bệnh này gây ra bởi một virus thuộc nhóm Parvovirus. Virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công hệ thống miễn dịch cho đến khi làm chết mèo. Tỷ lệ tử vong của bệnh giảm bạch cầu ở mèo khá cao và vẫn chưa có cách điều trị cụ thể. Có thể nói rằng, mèo con mắc bệnh này là vô phương cứu chữa.

Chỉ có một cách để phòng bệnh này là tiêm vắc xin cho mèo. Loại vắc xin này được cung cấp thường xuyên và có sẵn ở các bệnh viện thú y.

Giảm bạch cầu ở mèo lây lan qua nhiều con đường. Nó có thể lan truyền từ sự tiếp xúc giữa mèo nhiễm bệnh và mèo khoẻ mạnh. Hoặc khi tiếp xúc với một lượng rất nhỏ chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt, dịch nôn mửa của mèo bệnh.

  • Triệu chứng bệnh

Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu ở mèo là khoảng 10 ngày sau khi chúng tiếp xúc với virus. Mèo sẽ có biểu hiện lờ đờ, uể oải, bỏ ăn, thậm chí bỏ uống nước, nôn mửa và tiêu chảy.

  • Cách điều trị

Bạn phải đưa mèo con của mình đến cơ sở thú y ngay khi thấy những triệu chứng trên để làm xét nghiệm. Mèo mắc phải căn bệnh này sẽ phải cách ly để ngăn chặn phát tán virus. Bác sĩ sẽ cho mèo dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát. Thật không may, hầu hết mèo con mắc giảm bạch cầu đều được cho an tử bởi khả năng chữa khỏi rất thấp.

3. Bệnh ký sinh trùng đường ruột ở mèo

Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột ở mèo. Dù mắc phải loại nào đi nữa thì nó cũng rất nguy hiểm đến mèo con nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, phải kể đến những loại thường thấy nhất như giun tròn, giun móc, giun tóc. Khi xâm nhập được vào đường ruột của mèo, nó sẽ gây ra tiêu chảy (đôi khi lẫn máu), sụt cân và chậm lớn.

Mèo con có thể nhiễm ký sinh đường ruột thông qua việc vô tình ăn trứng giun từ phân của mèo khác. Con người cũng có thể nhiễm giun sán khi ăn thực phẩm không được chế biến sạch sẽ.

  • Triệu chứng bệnh

Dấu hiệu phổ biến nhất của ký sinh trùng đường ruột là tiêu chảy và sụt cân do giun sán đã hấp thụ chất dinh dưỡng.

  • Cách điều trị

Để ngăn chặn nguy cơ mắc ký sinh trùng đường ruột, bạn cần cho mèo tẩy giun từ khi còn bé. Lý tưởng nhất là trong khoảng 8 tuần tuổi. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tẩy giun cho mèo để bạn tìm mua. Tuy nhiên, đưa mèo đến bác sĩ thú y vẫn là phương pháp hiệu quả nhất. Bác sĩ thú y sẽ có những loại thuốc tốt hơn. Hơn nữa, họ sẽ kiểm tra mẫu phân của mèo để xác định loại ký sinh trùng mà chúng có. Từ đó sử dụng thuốc tẩy giun phù hợp.

  • Thời gian hồi phục

Khoảng 2 tuần nhưng vẫn có nguy cơ tái nhiễm.

4. Bệnh ký sinh trùng Coccidia ở mèo

Coccidia là một loại ký sinh trùng tồn tại trong ruột mèo con khi chúng vô tình nuốt phải phân mèo chứa ấu trùng này. Không may là chưa có vắc xin nào để chống lại coccidia ở mèo. Tuy nhiên, đây không hẳn là một trong các bệnh thường gặp ở mèo phổ biến. Bạn chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ để chúng tránh ăn phải những thực phẩm nhiễm ký sinh trùng.

  • Triệu chứng bệnh

Biểu hiện là mèo con bị tiêu chảy, chán ăn và không uống nước. Cách duy nhất để chắc chắn rằng mèo của mình có mắc coccidia không là đưa đến bác sĩ thú y. Họ sẽ tiến hành kiểm tra phân của mèo và đưa ra kết luận.

  • Cách điều trị

Tuỳ bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị khác nhau.

  • Thời gian hồi phục

Khoảng 1 tuần sau khi điều trị là bé mèo con đã có thể phục hồi sức khoẻ. Tuy nhiên, một số bác sĩ có thể kéo dài thời gian chữa trị đến 3 tuần. Thậm chí có khả năng điều trị lại từ đầu nếu mẫu xét nghiệm phân mèo cho kết quả dương tính với coccidia.

5. Bọ chét ở mèo

Bị bọ chét ký sinh là một trong các bệnh thường gặp ở mèo phổ biến nhất. Tuy nhiên bệnh này lại rất dễ điều trị. Mèo của bạn có thể nhiễm bọ chét từ môi trường bên ngoài hoặc do điều kiện sinh sống kém vệ sinh. Bạn có thể nhìn thấy rõ những sinh vật này len lỏi trong lớp lông mèo. Chúng có màu đen, kích thước chỉ nhỏ như hạt tiêu và hút máu từ vật chủ để tồn tại.

  • Triệu chứng bệnh

Mèo nhiễm bọ chét thường có thói quen gãi liên tục vì ngứa. Nếu số lượng bọ trên da nhiều, bạn sẽ thấy bé mèo “chải chuốt” hơn bình thường. Chúng tự liếm lông nhiều hơn và kỹ hơn để loại bỏ bọ chét.

  • Cách điều trị

Trên thị trường có nhiều loại thuốc diệt bọ chét dạng xịt cho chó mèo. Nhưng bạn tuyệt đối không được sử dụng sản phẩm cho chó lên mèo của mình. Vì nó có thể làm mèo co giật và tử vong. Ngoài ra, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để làm theo một cách chính xác.

  • Thời gian hồi phục

Mèo có thể hồi phục sau khoảng 24 giờ sử dụng thuốc.

6. Rận tai ở mèo

Rận tai cũng là một loại ký sinh trùng có khả năng lây truyền giống như bọ chét. Loài này thích sống trong môi trường ẩm và tối như ống tai của mèo để ăn mảnh da vụn. Chúng có kích thước cực nhỏ, chỉ bằng nửa hạt muối nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy chúng khi quan sát kỹ. Giống như bọ chét, rận tai cũng hút máu vật chủ, gây nên tình trạng ngứa ở mèo.

  • Triệu chứng bệnh

Mèo con khi nhiễm rận tai thường có biểu hiện lắc đầu thường xuyên và gãi tai liên tục. Lắc đầu quá nhiều có thể làm vỡ mạch máu. Còn khi liên tục cào vào tai, mèo dễ bị viêm hoặc sưng vành tai.

  • Cách điều trị

Có một số loại thuốc chuyện trị rận tai ở mèo. Bạn chỉ cần nhỏ thuốc vào tai mèo hai tuần một lần.

  • Thời gian hồi phục

Khoảng một đến hai tuần.

 

(Nguồn: internet)

HOTLINE: 035 4195 498

error: