Hotline

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn được gọi là bệnh máu trắng, bệnh care ở mèo… mà trong đó hệ bạch huyết và tủy rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ra ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Lấn át các tế bào khác khiến cho máu không thể hoàn thành nhiệm vụ. Bệnh do một loại virus gây ra, với đặc điểm bệnh xuất hiện đột ngột, mèo sẽ nôn mửa, tiêu chảy và số lượng bạch cầu giảm rõ rết. Bệnh lây lan nhanh, khi bị bệnh, tỷ lệ tử vòng rất cao từ 50 – 90%.

1. Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

  • Sốt, bỏ ăn và suy sụp đột ngột, nôn nhiều lần, đau vùng bụng, tiêu chảy cấp và mất nước rối loạn điện giải trầm trọng, tiếng kêu khàn, mất giọng, yếu ớt, suy giảm bạch cầu (leukopenia) dẫn đến tử vong, chảy dãi nhớt.
  • Các triệu chứng thần kinh: đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy lắc lư, thậm chí co giật động kinh.
  • Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí mắt, lờ đờ, mũi miệng thâm đen. Hơi thở và mùi phân, dãi bốc mùi hôi rất khó chịu.
  • Mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non, mèo con có thể bị nhiễm virus ngay từ 2 – 3 tuần tuổi chết hàng loạt trong vài ngày. Mèo ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao: từ 25- 75% mèo chết tại các ổ dịch, gần 100% với mèo con.

2. Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo

  • Bệnh giảm bạch cầu ở mèo do một loại DNA virus có tên Felien pavovirus (F.P.V) nằm trong nhóm Pavovirus gây ra.
  • Virus có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh nên chúng có thể tồn tại lâu trong môi trường.

3. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây qua đường nào?

  • Toàn bộ động vật họ mèo đề mắc bệnh. Mẫn cảm nhất là mèo ba tháng đến 1 năm tuổi. Mèo lớn mắc bệnh thường ở thể nhẹ. Chồn cũng mấn cảm với bệnh.
  • Virus xâm nhập vào cơ thể mèo qua đường hô hấp, tiêu hóa. Chúng vào hạch amidan, hạch ruột rồi vào máu đi khắp cơ thể, đặc biệt là những mô có sự phân chia tế bào nhanh và là những cơ quan có thẩm quyền miễn dịch như tuyến ức, tủy xương, lách và các nang lympho ở nếp gấp ruột.
  • Virus phá hủy các mô ở những tổ chức này làm số lượng bạch cầu bị giảm.
  • Mèo đã khỏi bệnh vẫn có thể đào thải virus kéo dài vài tháng.

4. Cách phòng và trị bệnh giảm bạch cầu mèo

  • Phòng bệnh

Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.

Phòng bệnh bằng vaccine:

  • Vaccine phòng bệnh giảm bạch cầu và các bệnh hô hấp do virus gây ra ở mèo, tiêm cho mèo bắt đầu từ 8 tuần tuổi trở lên, sau 4 tuần tiêm nhắc lại.
  • Mèo trên một năm tuổi mỗi năm tiêm vaccine một lần.
  • Đều trị
  • Cách ly con vật ốm, ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, ngừng cho ăn, trách mọi tác động kích thích từ bên ngoài.
  • Dùng các biện pháp trợ sức, trợ lực, chống mất nước và mất cân bằng điện giải.
  • Bổ sung nước và điện giải cho mèo bệnh bằng cách truyền vào tĩnh mạch dung dịch đường glucoza 5% hay dung dịch mặn ngọt đẳng trương với liều 20-30ml/kg thể trọng.
  • Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát: ampicillin, G5000, kanamycin tiêm bắp hay tĩnh mạch theo liều chỉ dẫn, hai ngày lần, liệu trình điều trị từ 3-5 ngày.
  • Bổ sung các loại thuốc trợ sức, trợ lực, an thần cho mèo bệnh như các vitamin: B, C, B12¸ Anagin, ….
  • Cho mèo ăn thức ăn dễ tiêu với số lượng ít, sau tăng dần đến khẩu phần bình thường.

HOTLINE: 035 4195 498

error: