Hotline

Bệnh sán dây ở chó chủ yếu do Echinoccocus granulosus (có 4 đốt, dài từ 2 – 6 mm) và Taenia hydatigena (nhiều đốt, sán dài từ 70 – 500cm) gây ra. Tẩy giun cho chó là một việc quan trọng bạn phải làm khi nuôi một chú chó, đặc biệt là đối với chó con. Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm nuôi chó thì việc này có thể khó khăn. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về cách điều trị sán chó bạn nha!

1. Bệnh sán dây ở chó là gì?

Có 5 loại giun cơ bản chó thường mắc phải là giun chỉ và 4 loại giun kí sinh đường ruột là giun đũa, sán dây, giun móc và giun tóc. Chó cần được dùng thuốc ngăn ngừa và điều trị giun sán chuyên biệt vì nhiều loại giun có thể khiến chó tử vong.

2. Biểu hiện của bệnh sán dây chó

  • Bỏ ăn hoặc ăn ít.
  • Gầy ốm ( ăn nhiều vẫn ốm ).
  • Với chó bé dưới 1 năm tuổi xem lợi của chó: nếu khỏe mạnh không giun lợi sẽ có màu hồng hào tươi tắn, nếu màu nhạt nhờ nhờ thì chứng tỏ chú chó nhà bạn đang có giun.
  • Đi ngoài ra giun, sán nhỏ
  • Ói ra giun, mệt mỏi.
  • Hay co rúm đít

3. Cách phòng bệnh sán dây ở chó

  • Định kỳ tẩy sán cho chó, mèo.
  • Không cho chó, mèo ăn thịt, phủ tạng sống, phủ tạng có ấu sán.
  • Cách ly không cho chó mèo vào khu vực chăn nuôi gia súc.
  • Không cho chó mèo ăn thực phẩm sống, đặc biệt cá chết.
  • Quản lý tốt phân, không cho phân trực tiếp xuống ao nuôi động vật thủy sản.

4. Điều trị bệnh sán dây chó

Sử dùng một trong các loại thuốc giới thiệu dưới đây để tẩy sán

  • Pharcado – đặc trị sán dây, tẩy giun tròn(2g/5kg): một liều duy nhất để tẩy giun/sán. Đây là một trong số ít loại thuốc trên thị trường tẩy được sán dây.
  • Sanpet – trị các loại sán dây,sán hạt dưa và giun tròn : Dùng từ tháng thứ 2 trở đi, dược lực của SanPet có tác dụng hơn Exotral, khoảng thời gian tái nhiễm giun sán dài hơn. Sán khó tẩy hơn giun và nhiều loại thuốc tẩy chỉ tẩy giun, ko tẩy được sán.
  • Exotral: Thường chỉ dùng cho tháng đầu tiên để an toàn. Cho chó con uống phải nghiền kĩ ra.
  • Mebendazole: Rất an toàn, không hấp thu qua đường ruột, chỉ ở lòng ống ruột làm rối loạn chuyển hoá, hấp thu đường glucid của giun sán. Có thể dùng cho mọi lứa tuổi chó. Nên dùng trong 3 ngày liền khi chó nhiễm giun nặng.
  • Pyrantel Pamoate: An toàn, dùng được tẩy giun cho chó đang bú mẹ. Có cả dạng nước và viên.
  • Piperazine: Thuốc giá thành rẻ, nhưng không được dùng quá liều.
  • Thenium Closylate:  Không dùng cho chó đang bú mẹ, chó mẹ kỳ tiết sữa nuôi con. Liều theo trọng lượng, có thể gây nôn.
  • Dichlovos:  Không dùng cho chó xác định có giun tim, bệnh gan, thận. Có thể tăng tác dụng chống bệnh ve rận của vòng đeo hoặc thuốc trị ve rận.
  • Espisprantel:  Không dùng cho chó dưới 7 tuần tuổi.
  • Milbemycin Oxime:  Liều 1 viên/tháng phòng bệnh giun tim, kiểm soát giun móc, tóc, đũa. Dùng được cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên. An toàn cho giống chó Collies.
  • Ivermectin: Chỉ định phòng bệnh giun tim (dạng viên nhai). Dùng quá liều với các giống chó chăn cừu (Becgie…) có thể gây tử vong.

Chú ý: Không dùng Fugacar để tẩy giun, sán cho chó, vì thuốc không có tác dụng nhiều, có trường hợp sốc thuốc vì quá liều. Hoặc may mắn, thuốc chỉ xổ được ít giun, chứ không tẩy được sán”.

 Liều lượng

  • Cứ theo trọng lượng chó con của bạn mà chia thuốc ra cho uống.
  • Uống thuốc xổ giun xong thì khoảng 7 ngày sau là bạn có thể chích ngừa chó nó (chích 1 mũi ngừa 5-7 bệnh, chó con chích lần đầu sẽ phải tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, sau đó mỗi năm 1 lần).
  • Để chó đói thì giun sán cũng đói (Sáng mai định tẩy thì tối nay cho nhịn hoặc ăn ít thôi so với mọi ngày). Khi tẩy chỉ nên cho ăn ít thôi.

Cách cho chó uống thuốc

Dạng viên:

  • Bạn có thể nhét thuốc vào thức ăn dạng viên ( thịt viên…) là chó có thể uống thuốc. Trộn thuốc vào thức ăn chỉ áp dụng với những con phàm ăn.
  • Mở miệng chó bằng cách ghì mõm mở 2 hàm của chó ra. Đặt thuốc vào sâu họng chó. Sau đó giữ hàm chó ngửa mặt lên trời đến khi chó lè lưỡi liếm mép tức là đã nuốt thuốc.

Dạng bột: Hòa nước uống hoặc trộn vào thức ăn. Trộn thuốc vào thức ăn chỉ áp dụng với những con phàm ăn.

5. Khi nào thì cần tẩy giun sán cho chó?

  • Chó con tầm 3 tuần tuổi bạn có thể bắt đầu tẩy giun cho chúng rồi. Sau đó, cứ 2 tuần tẩy giun 1 lần.
  • Chó được 8-12 tuổi tẩy giun 1 tháng/lần.
  • Chó sau 12 tuần tuổi trở đi tẩy giun 3 tháng/lần.
  • Chó sau 1 năm tẩy giun 6 tháng/lần.
  • Chó cái tẩy giun trước khi sao tầm 10-20 ngày, để khi mang thai không tẩy giun được và tránh ấu trùng giun sán truyền từ mẹ sang con.
  • Nếu buộc phải cho chó mẹ tẩy giun trước khi đẻ ít nhất 10 ngày, và sau khi đẻ ít nhất 4 tuần mới được tẩy giun.

 

(Nguồn: Internet)

HOTLINE: 035 4195 498

error: