Chứng bí tiểu ở mèo là một trong những bệnh mà mèo hay gặp phải. Bệnh làm cho việc tiểu tiện của mèo trở nên khó khăn. Như chúng ta đã biết, nước tiểu xuất phát từ thận, lưu trữ ở bàng quang, thông qua quá trình bài tiết nước, chất thải protein hòa tan và chất khoáng dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua “ống niệu đạo”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về triệu chứng cũng như cách chữa trị bệnh bí tiểu ở mèo.
1. Chứng bí tiểu ở mèo là gì?
Chứng bí tiểu ở mèo là triệu chứng gây ra tình trạng mèo đi tiểu ít, khi đi không ra nước tiểu, ứ nước tiểu ở bàng quang, dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Nếu để chứng bí tiểu ở mèo trong thời gian dài mà không xử lý kịp thời sẽ gây xuất huyết thận, bàng quang, nước tiểu có máu, mèo cưng bị mệt mỏi, đi toilet rặn đái liên tục nhưng không thành công, thậm chí mèo đực thò cả đầu dương vật ra để đi vệ sinh mà không được giọt nước tiểu nào, nếu kéo dài 2-3 ngày có thể gây tử vong do trúng độc urê, hôn mê, nôn ra chất nhớt, ăn uống khó nuốt, cứng hàm, co giật…
2. Nguyên nhân gây ra chứng bí tiểu ở mèo
- Cơ thể mất nước vì các bệnh gây tiêu chảy do Calicivirus, Herpervirus, mèo bị nhiễm giun sán gây ra, mèo đi tiểu rất ít, rối loạn các chất điện giải, cơ thể suy yếu.
- Do nuôi mèo ăn bằng thức ăn khô, hoặc ăn mặn nhưng không uống đủ nước gây viêm niệu đạo và bàng quang. Chúng bí tiểu ở mèo khiến chúng bị mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần nhưng không thành công. Nắn bụng mèo thấy căng cứng, bàng quang phình to như quả trứng. Mèo cưng có thể vẫn ăn uống, nhưng ăn xong thì cũng nôn hết ngay vì độ lớn của bàng quang chèn ép dạ dày gây ra hiện tượng nôn mửa. Dần dần mèo cưng sẽ chết do trúng độc ure và viêm thận xuất huyết, mất máu.
- Có thể do khối u hoặc ung thư đường tiết niệu.
- Bệnh viêm thoái hóa thận do di truyền
- Bệnh thiếu can-xi, cơ thể còi cọc, kém phát triển, nhất là với mèo cưng ít vận động và sống trong điều kiện thiếu ánh sáng. Cột sống bị cong, vẹo, mèo đau đớn, kêu la, bụng phình to, lâu ngày bí tiểu và đại tiện gây nhiễm độc urê huyết và chết.
- Do cặn can xi và sỏi thận, bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Hệ lụy sau phẫu thuật niệu đạo… Thông thường chứng bí tiểu ở mèo thường gặp ở mèo đực hơn là mèo cái.
3. Biện pháp điều trị chứng bí tiểu ở mèo
- Không được ép mèo cưng ăn, uống quá nhiều. Đưa ngay chúng đến bác sĩ thú y để xác định nguyên nhân bệnh có phải bí tiểu ở mèo hay không.
- Do mèo bị thiếu canxi lâu ngày nên phải kết hợp điều trị bổ sung canxi, khoáng chất cùng với việc cho mèo cưng vận động, tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm. Để thành bị liệt và thành tật thì rất khó hồi phục.
- Nếu do thức ăn và do mèo ít uống nước, phải dừng ngay các loại thức ăn khô, cho mèo cưng uống đủ nước. Nếu ứ quá nhiều nước tiểu trong bàng quang, cần cho chúng đến bác sĩ thú y ngay để rút nước tiểu, chống nhiễm độc ure huyết, điều trị kháng sinh chống viêm tiết niệu và lợi tiểu.
- Chụp X-quang để xác định rõ và phẫu thuật kịp thời.
- Tiêm kháng sinh chống viêm và sát trùng đường tiết niệu theo đơn bác sĩ khám trực tiếp.
- Uống Chlorocide 250mg/viên/lần/ngày cho mèo trên 2kg, mèo nhỏ hơn dùng 1/2 liều.
- Kiêng đồ ăn mặn, ngọt cho mèo cưng trong thời gian điều trị.
- Tốt nhất cho mèo uống nước các loại nước lá lợi tiểu như: nước râu ngô, bông mã đề…
4. Cách phòng chứng bí tiểu ở mèo
- Tiêm phòng vaccine 3 bệnh của mèo định kỳ hàng năm.
- Mèo con phải cho vận động nhiều dưới ánh nắng, đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất.
- Dùng thức ăn khô phải tỷ lệ với lượng nước uống vào cơ thể, không để mèo khát nước hoặc uống nước trong bệ toilet vì nước tiểu của người có nồng độ muối urat cao.
- Không cho thức ăn quá mặn. Đây là lý do đầu tiên dẫn đến chứng bí tiểu ở mèo.
- Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn mỗi ngày cũng như các biểu hiện khác thường của mèo cưng để tránh việc chúng bị mắc các bệnh nghiêm trọng hơn.
(Nguồn: internet)